Website Thông tin tuyển sinh Đại học Giao thông Vận tải 2013 được tạo ra nhằm mục đích quảng bá và tư vấn tuyển sinh cho đại học giao thông vận tải 2013
RSS

Giới thiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải

Trường Đại học Giao thông Vận tải có sứ mạng đào tạo cho ngành Giao thông vận tải và đất nước những cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực và lòng yêu nghề, có khả năng sáng tạo và tính nhân văn. Hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các hoạt động của khác của Nhà trường nhằm mang lại những lợi ích với chất lượng tốt nhất cho cộng đồng và xã hội. Nhà trường đã đào tạo cho đất nước hàng vạn Kỹ sư, hàng ngàn Thạc sỹ và Tiến sỹ. Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp thuộc ngành GTVT đều tốt nghiệp từ Nhà trường.

 
         Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý của Nhà trường hiện có 1.068 người; trong đó có 792 Giảng viên với 50 Giáo sư và Phó Giáo sư,  139 Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học, 356 Thạc sỹ. Nhà trường hiện đang đào tạo 15 ngành với 69 chuyên ngành bậc đại học, 16 chuyên ngành bậc Thạc sỹ và 17 chuyên ngành bậc Tiến sỹ. Quy mô đào tạo của Trường có trên 32 ngàn sinh viên các hệ (trong đó có gần 20.000 sinh viên hệ chính quy), trên 2.300 học viên cao học và gần 120 nghiên cứu sinh. Hàng năm, các nhà khoa học của Trường tiến hành nghiên cứu khoảng 30 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ, 60 đề tài cấp cơ sở và hàng chục đề tài liên kết với với các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều cán bộ của Trường là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Giao thông vận tải, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngành. Nhà trường cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong các hoạt động xã hội, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục Đào tạo; đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thông tin tuyển sinh Đại học Giao thông Vận tải 2013


       Trường Đại học Giao thông Vận tải hướng tới mô hình đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế;  trở thành  đại học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành giao thông vận tải đất nước; là trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín về Giao thông vận tải và một số lĩnh vực khác; có năng lực hội nhập khu vực và Quốc tế; là địa chỉ tin cậy của người học, nhà đầu tư và toàn xã hội.

 I. ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG
 CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
(Gồm 17 chuyên ngành)
1. Cầu đường bộ
2. Cầu đường sắt
3. Cầu hầm
4. Công trình Giao thông công chính
5. Công trình Giao thông thành phố
6. Công trình Giao thông thủy
7. Địa kỹ thuật công trình giao thông
8. Đường bộ
9. Đường hầm & Metro
10. Đường sắt
11. Đường sắt đô thị
12. Kết cấu xây dựng
13.Kỹ thuật hạ tầng đô thị
14. Quản lý xây dựng công trình giao thông
15. Tự động hoá thiết kế cầu đường
16. Xây dựng cầu đường ô tô và sân bay
17. Xây dựng đường ô tô và sân bay
NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ
(Gồm 14 chuyên ngành)
1. Công nghệ chế tạo cơ khí
2. Cơ điện tử
3. Cơ giới hoá xây dựng giao thông
4. Cơ khí ô tô
5. Cơ khí giao thông công chính
6. Đầu máy
7. Đầu máy - Toa xe
8. Động cơ đốt trong
9. Kỹ thuật nhiệt - lạnh
10. Máy xây dựng - Xếp dỡ
      11. Tàu điện - Metro
12. Thiết bị mặt đất cảng hàng không
13.Toa xe
14. Tự động hoá thiết kế cơ khí
NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG
(Gồm 4 chuyên ngành)
1. Kết cấu xây dựng
2. Kỹ thuật  xây hạ tầng đô thị
3. Xây dựng dân dụng và công nghiệp
4. Vật liệu và công nghệ xây dựng
NGÀNH KỸ THUẬT GIAO THÔNG
(Gồm 1 chuyên ngành)

1. Kỹ thuật an toàn giao thông

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
(Gồm 2 chuyên ngành)
1. Kỹ thuật điện tử và tin học công nghiệp
2. Trang thiết bị điện – điện tử trong công nghiệp và giao thông vận tải
NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
(Gồm 2 chuyên ngành)
1. Kỹ thuật thông tin và truyền thông
2. Kỹ thuật viễn thông
NGÀNH TỰ ĐỘNG HÓA
 VÀ ĐIỀU KHIỂN
(Gồm 2 chuyên ngành)
1. Hệ thống điều khiển giao thông
2. Tự động hóa và điều khiển
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(Gồm 4 chuyên ngành)
1. Công nghệ phần mềm
2. Hệ thống thông tin
3. Khoa học máy tính
4. Mạng máy tính và truyền thông
NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI
(Gồm 5 chuyên ngành)
1. Kinh tế vận tải du lịch
2. Kinh tế vận tải hàng không
3. Kinh tế vận tải ô tô
4. Kinh tế vận tải sắt
5. Kinh tế vận tải thủy bộ
NGÀNH KINH TẾ XÂY DỰNG
(Gồm 2 chuyên ngành)
1. Kinh tế - Quản lý khai thác cầu đường
2. Kinh tế xây dựng công trình giao thông
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Gồm 4 chuyên ngành)
1. Quản trị doanh nghiệp vận tải
2. Quản trị doanh nghiệp xây dựng
3. Quản trị kinh doanh Bưu chính viễn thông
4. Quản trị kinh doanh giao thông vận tải
NGÀNH KINH TẾ
(Gồm 1 chuyên ngành)
1. Kinh tế bưu chính viễn thông
NGÀNH KHAI THÁC VẬN TẢI
(Gồm 9 chuyên ngành)
1. Điều khiển các quá trình vận tải
2. Khai thác và quản lý đường sắt đô thị
3. Quy hoạch và quản lý GTVT đô thị
4. Tổ chức quản lý khai thác cảng
    hàng không
5. Vận tải đa phương thức
6. Vận tải đường sắt
7. Vận tải kinh tế đường bộ & thành phố
8. Vận tải kinh tế đường sắt
9. Vận tải ô tô
NGÀNH KẾ TOÁN
(Gồm 1 chuyên ngành)
1. Kế toán tổng hợp
NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
(Gồm 1 chuyên ngành)
1. Kỹ thuật môi trường giao thông

II. ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

ĐÀO TẠO THẠC SỸ
(Gồm 16 chuyên ngành)
ĐÀO TẠO TIẾN SỸ
(Gồm 17 chuyên ngành)
1.Xây dựng đường ô tô và đường thành phố
2.Xây dựng sân bay
3. Xây dựng đường sắt
4.Xây dựng cầu, hầm
5.Kỹ thuật hạ tầng đô thị
6.Máy xây dựng - Xếp dỡ
7. Kỹ thuật ô tô, máy kéo
8. Khai thác bảo trì ô tô, máy kéo
9. Kỹ thuật đầu máy xe lửa, toa xe
10. Khai thác bảo trì đầu máy xe lửa, toa xe
11. Kỹ thuật điện tử
12. Tự động hóa
13. Kinh tế xây dựng
14. Tổ chưc và quản lý vận tải
    Vận tải đường bộ, thành phố
    Vận tải đường sắt
15. Khai thác vận tải
16. Quản trị kinh doanh
    Quản trị kinh doanh GTVT
    Quản trị kinh doanh Bưu chính viễn thông
1.Xây dựng đường ô tô đường thành phố
2.Xây dựng đường sắt
3. Xây dựng cầu, hầm
4. Xây dựng công trình đặc biệt
5. Địa kỹ thuật xây dựng
6. Cơ học vật thể rắn
7. Cơ học kỹ thuật
8. Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng, nâng chuyển
9. Khai thác bảo trì thiết bị xây dựng, nâng chuyển
10. Kỹ thuật ô tô, máy kéo
11. Khai thác bảo trì ô tô, máy kéo
12. Kỹ thuật đầu máy xe lửa, toa xe
13. Khai thác bảo trì đầu máy lửa, toa xe
14. Tự động hóa
15. Kinh tế xây dựng
16. Tổ chưc và quản lý vận tải
    Vận tải đường bộ, thành phố
    Vận tải đường sắt
17. Khai thác vận tải
    Vận tải đường bộ, thành phố
    Vận tải đường sắt

III. NCKH - CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Với đội ngũ gần 1100 cán bộ, giảng viên trong đó có 50 Giáo sư, Phó Giáo sư, 139 Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học  là những thuận lợi rất lớn cho trường để thực hiện các chương trình Nghiên cứu khoa học - Chuyển giao công nghệ. Trong hoạt động khoa học công nghệ, Trường luôn tích cực phát huy nguồn lực sẵn có, hợp tác với các đơn vị để đi sâu vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của trường luôn gắn liền với các hướng nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế  xã hội.
Đối với các đơn vị trong nước, Nhà trường tiếp tục duy trì và mở rộng hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực Nghiên cứu khoa học - Chuyển giao công nghệ.
Trong xu thế hội nhập, Nhà trường đã thực hiện nhiều dự án liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường Đại học và doanh nghiệp lớn như Trường đại học DAMSTARD, DRESDEN (CHLB Đức), Trường Đại học Đường sắt Matxcơva (MIIT), Đại học Giao thông Tây Nam (Trung Quốc), Đại học TOKYO (Nhật), Đại học Cầu đường Paris... các công ty, Tập đoàn lớn của nước ngoài như: Công ty tư vấn xây dựng CTI (Nhật Bản), Liên đoàn thép Nhật Bản, Tập đoàn xây dựng Shimizu (Nhật Bản).
Các nhà khoa học của trường cũng là những chuyên gia đầu ngành, là thành viên của các Hội đồng khoa học Nhà nước và Bộ GTVT tham gia việc tư vấn thiết kế, thi công cũng như thẩm định, đánh giá, nghiệm thu nhiều dự án lớn của đất nước như đường Hồ Chí Minh, cầu Bãi Cháy, cầu Mỹ Thuận, hầm Thủ Thiêm...
Hàng năm, Trường chủ trì bình quân 02 đề tài cấp Nhà nước, 30 đề tài cấp Bộ, 60 đề tài cấp Trường và nhiều đề tài cấp địa phương, Bộ, ngành khác.







            Hội thảo KH về Giao thông thông minh








           Sản phẩm nghiên cứu được trưng
bày tại Hội chợ Techmart

Trạm trộn bê tông nhựa nóng

Một số công trình khoa học tiêu biểu trong thời gian qua:
+ Nghiên cứu  thiết kế, chế tạo các thiết bị, phương tiện và hệ thống tự động kiểm tra, giám sát, điều hành phục vụ cho an toàn giao thông đường bộ.
+ Nghiên cứu thiết kế và công nghệ thi công cầu nhịp lớn ống thép nhồi bê tông.
+ Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị kiểm tra và đánh giá cácloại van hãm đoàn tàu.
+ Nghiên cứu sử dụng cát biển để chế tạo bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô và công trình phòng hộ vùng ven biển và hải đảo Việt Nam.
+ Nghiên cứu công nghệ chế tạo bê tông có cường độ siêu cao ứng dụng trong kết cấu cầu và nhà cao tầng (UHSFRC).
+ Nghiên cứu lựa chọn công nghệ thi công cơ giới kiến trúc tầng trên khi xây dựng mới tuyến đường sắt Việt Nam.
+ Hiện đại hoá hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt phía Bắc.
+ Nghiên cứu tính toán, thiết kế chế thử tổ máy nấu - rải sơn để kẻ sơn mặt đường bộdùng sơn nhiệt dẻo của Việt Nam.
+ Nghiên cứu tính toán, thiết kế kết cấu công trìnhbến cảng biển lắp ráp nhanh trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam.




IV. NCKH CỦA SINH VIÊN
  Nghiên cứu khoa học của sinh viên được đẩy mạnh thông qua “Tuần Nghiên cứu khoa học sinh viên” được tổ chức định kỳ hàng năm.
Nhiều đề tài NCKH của sinh viên giành được giải cao trong các kỳ thi NCKH của Bộ GD&ĐT.
Phong trào học tập, nghiên cứu khoa học sôi nổi trong sinh viên.
Hàng trăm đề tài NCKH của sinh viên đạt giải cấp Bộ và giải VIFOTEC.
Sinh viên của trường cũng tích cực tham gia các sân chơi về khoa học công nghệ như cuộc thi ROBOCON, thi thiết kế động cơ tiết kiệm nhiên liệu do HONDA tổ chức...




Báo cáo đề tài điển hình tại
Hội nghị NCKH của sinh viên

Sinh viên Trường ĐH GTVT
tham gia cuộc thi ROBOCON

Sản phẩm củan sinh viên Trường ĐH GTVT tham gia cuộc thi Tiết kiệm năng lượng do Shell tổ chức tại Malaysia
V. CƠ SỞ VẬT CHẤT




Giảng đường A2










Giảng đường A5








Ký túc xá sinh viên

Trường Đại học Giao thông Vận tải được xây dựng trên khuôn viên có tổng diện tích gần 21ha, gồm các khu giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng làm việc, hội trường, thư viện, nhà văn hóa, sân vận động… Tất cả đều được thiết kế hiện đại và bố trí hợp lý với nhu cầu sử dụng.
Khu giảng đường có 216 phòng học với diện tích trên 23.600m2 được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Đặc biệt, Trường có hệ thống phòng máy tính được nối mạng ADSL, 4 phòng học ngoại ngữ chuyên dùng  và trung tâm Thông tin  Thư viện điện tử giúp giảng viên, sinh viên có điều kiện tiếp cận và ứng dựng những thành tựu khoa học kỹ thuật  công nghệ tiên tiến, hỗ trợ cho quá trình giảng dạy, học tập nhằm đạt được kết quả cao nhất. Ngoài ra, để trang bị cho sinh viên những kiến thức thiết thực và bổ ích cũng như nâng cao hoạt động nghiên cứu, Nhà trường đã đầu tư mới và nâng cấp 36 phòng thí nghiệm và xưởng thực tập, thực hành với những thiết bị hiện đại. Khu ký túc xá có điện tích 20.411m2, gồm 230 phòng và hiện có khoảng 1.800 sinh viên đang cư trú. Khu ký túc xá biệt lập với khuôn viên trường nhưng vẫn được giám sát và quản lý chặt chẽ, đảm bảo an ninh trật tự và việc di chuyển không gây ảnh hưởng đến học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, Nhà trường còn có hội trường lớn với diện tích 2.197m2, nhà văn hóa 985,78m2 và 3.129m2 sân vận động phục vụ nhu cầu sinh hoạt ngoại khóa, văn nghệ và thể dục thể thao.






                    Khuôn viên nhà trường
Trung tâm TT-TV được thành lập ngày 21/2/2002, theo quyết định số 753 QĐ-BGD & ĐT TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thư viện điện tử của Trường Đại học GTVT là một trong những thư viện lớn trong các trường đại học ở Việt Nam.
Hiện nay trung tâm quản lý 37.000 loại tài liệu với trên 120.000 bản tài liệu in trên giấy, các loại  hình tài liệu như giáo trình và sách tham khảo tiếng Việt; sách tham khảo tiếng Anh, Nga, Pháp. Luận văn, luận án và đề tài nghiên cứu khoa học, ấn bản định kỳ, tạp chí chuyên ngành bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Ngoài ra còn chứa trên 3600 tài liệu điện tử toàn văn bằng tiếng Anh về các lĩnh vực chuyên ngành.

Hệ thống tự động CIM

Máy phay CNC 5 trục DMU60





Phòng hội thảo tại
             Trung tâm Thông tin - Thư viện



Sinh viên học tập và nghiên cứu tại
Trung tâm Thông tin - Thư viện

Trung tâm Khoa học Công nghệ Trường Đại học Giao thông Vận tải được thành lập theo Quyết định số 2084/QĐ-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải trên cơ sở sát nhập Phòng thí nghiệm: Phòng Thí nghiệm Công trình-VILAS 047, phòng Thí nghiệm Cơ khí, Phòng Thí nghiệm Tự động hoá.


Nhà thí nghiệm công trình (A10)

Phòng thí nghiệm công trình trực thuộc Trung tâm được Văn phòng Công nhận Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ công nhận phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo ISO/IEC 17025:2005 mang mã hiệu VILAS047 với hơn 80 phép thử.









Máy kéo nẽn 300 tấn



Máy thí nghiệm mỏi 50 tấn








 VI. CƠ SỞ 2 - TPHCM
    Cơ sở II Trường Đại học Giao thông vận tải được thành lập ngày 27 tháng 4 năm 1990,  đặt tại số 450 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao,  nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành Giao thông vận tải, Bưu chính - Viễn thông cho các tỉnh phía Nam và Tây nguyên.
Cơ sở II có tổng diện tích trên 16 hec-ta, có hệ thống cảnh quan xanh, sạch, đẹp theo đúng yêu cầu của môi trường sư phạm. Hệ thống 50 phòng học được xây dựng kiên cố và lắp đặt thiết bị nghe, nhìn hiện đại. Trung tâm Thông tin- Thư viện khang trang, thiết bị hiện đại và tài liệu phong phú. Khu Ký túc xá sinh viên với sức chứa gần 1000 chỗ ở , có cơ sở vật chất đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của sinh viên. Đầu năm 2012 sẽ đưa vào sử dụng thêm 01 ký túc xá 7 tầng với quy mô hơn 1.000 chỗ.
Cơ cấu tổ chức của Cơ sở II gồm Ban Giám đốc, 09 Ban chức năng, 07 Bộ môn, 01 Trung tâm và 01 doanh nghiệp. Tổng số Cán bộ- Giảng viên- Công nhân viên của Cơ sở II hiện có 118 người, trong đó giảng viên cơ hữu là 76 người. Hàng năm, các Giảng viên của Trường từ Hà Nội vào Cơ sở II để phối hợp tổ chức đào tạo.
Quy mô đào tạo của Cơ sở II hiện có gần 8.000 Sinh viên các hệ và gần 300 Học viên cao học. Ngoài việc tổ chức đào tạo hệ chính quy, Cơ sở II còn liên kết đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các địa phương ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ, Tây nguyên với số lượng gần 2.000 sinh viên hệ vừa làm vừa học, liên thông, bằng II.
Hơn 20 năm thành lập Cơ sở II đã đào tạo được gần 20 ngàn Kỹ sư, trên 1.000 Thạc sỹ; được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (2010), Huân chương Lao động hạng Nhì (2005), Huân chương Lao động hạng Ba (2000) và nhiều Bằng khen, Giấy khen của các Bộ, Ngành, địa phương.
Sinh viên Cơ sở 2 trong giờ
thực hành thí nghiệm










Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân thăm và làm việc với Cơ sở 2

   Giám đốc: PGS.TS Trần Đắc Sử
   Phó GĐ thường trực: TS Nguyễn Văn Hùng
   Phó Giám đốc: Th.S Võ Xuân Lý



Khu hành chính Cơ sở 2



Trung tâm thông tin thư viện Cơ sở 2


VII. HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN
Công tác sinh viên là một trong những nhiệm vụ được Nhà trường quan tâm.
Với mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên, ngoài thời gian học tập, sinh viên còn tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các giải thể thao của Trường và khu vực như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ vua...
Ngoài ra còn có các hoạt động tư vấn hỗ trợ cho sinh viên có điều kiện giao lưu với các doanh nghiệp, đảm bảo trang bị những hành trang cần thiết khi ra trường.

Câu lạc bộ guitar của Nhà trường

Diễn đàn phương pháp học tập

Giải bóng chuyền sinh viên






                      Cuộc thi sinh viên khỏe








             Hội diễn văn nghệ toàn trường
Ngoài ra các tổ chức của Thanh niên trong nhà Trường như Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên còn tổ chức các hoạt động cộng đồng hướng thế hệ trẻ tới các sinh hoạt mang tính xã hội.
Nhiều phong trào do Trung ương Đoàn tổ chức được sinh viên tham gia và hưởng ứng nhiệt tình...


Sinh viên tình nguyện ra quân








Tham gia hiến máu nhân đạo




0 nhận xét:

Đăng nhận xét